Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Lắng Nghe Lực Lượng Siêu Linh Nội Tại Sẽ Lợi Ích Cho Đời Mình, Phần 5/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Mình không bao giờ biết gia cảnh của người khác. Và khi không biết, thì bất kể anh ấy có tiền hay không, chúng ta cứ trả tiền cho bất kỳ ai đến làm việc cho chúng ta vì chúng ta đã yêu cầu họ đến làm. Nếu anh ấy có tiền, đó là việc của anh ấy. Hiểu hay không? (Dạ hiểu.) Ít ra chúng ta không cần phải lo lắng, biết rằng chúng ta đã không lợi dụng anh ấy, để gia đình anh ấy phải thiếu thốn gì đó. Với những người bình thường, kiếm được tiền rất khó.

Anh vẫn còn ở đây? Đến Đại Hàn rồi trở lại hả? Tốt. Hồng Kông cũng được. Chúng ta có một trung tâm thiền ở Hồng Kông, anh biết không? (Con thọ Tâm Ấn ở Đại Hàn.) Ở Đại Hàn? Vậy là anh có sự kết nối ở Đại Hàn. À, “móc nối” Đại Hàn. Ờ, chỉ là chuyến bay lâu hơn thôi. Vé có đắt hơn không? (Dạ khoảng hai đến ba trăm Mỹ kim.) Bấy nhiêu thôi à? Khác nhau là chỉ thêm hai đến ba trăm Mỹ kim? (Dạ đó là vé khứ hồi.) Ồ, tôi hiểu. Chắc tương tự như Hồng Kông. Hồng Kông có rẻ hơn không? (Dạ cũng khoảng cỡ đó, con đã kiểm tra trước khi đến đây.) Chỉ là tôi không thích du hành quá nhiều nữa. Không biết tại sao tôi ho. Không cảm thấy gì, chỉ ho như thế. Biết không, khi bị ngứa họng hay có gì đó đẩy lên? Không có gì cả, chỉ ho mà không biết từ đâu.

Tôi tự cập nhật (điện thoại). Bởi vì mấy điện thoại ngố-ngố kia không hoạt động. Anh đi nói với người đó. (Dạ.) Anh biết, phải không? Ờ, thế thì tôi không cần phải gọi nữa. Mà tôi chỉ biết gọi thôi. Họ đã sửa mọi thứ rồi, tất cả tên và số điện thoại nên tôi chỉ cần bấm nút. Nhưng phải mất vài tuần tôi mới học được bấm nút nào, bởi vì tôi quên. Có lần tôi bấm và rồi nó đi theo hướng khác. Không biết làm sao để quay lại. Và tôi vẫn chưa biết nhắn tin. Không có thời gian để học tất cả mấy thứ đó. Và cách dùng ứng dụng “Line”. Tôi mới biết một ứng dụng tên là “Line”. Và họ nói với tôi: “Ồ, tất cả đều miễn phí, thưa Sư Phụ”. Tôi nói: “Có phải nghiệp cũng miễn phí không? Có phải chúng ta gian lận hay gì đó?” Họ nói: “Dạ không, nó có sẵn với điện thoại”. Có đúng không? (Dạ đúng.) Chúng ta không lợi dụng bất cứ ai, phải không? (Dạ không.) Được, tốt. (Đã trả phí, không có gì miễn phí.) Bán trọn gói hả? (Đó là để truy cập internet.) Vậy thì tốt lắm. Rất tốt.

Liên lạc viên có ở đây không? Bây giờ tôi mới nhớ có chuyện muốn hỏi anh ấy. Nếu không, tôi sẽ hỏi trực tiếp. Tôi phải hỏi anh ấy một việc, mặt đối mặt, nếu không tôi sẽ lại quên mất. Khó nói chuyện qua điện thoại. Tới đây. Ngồi đây. Trước khi uốn nắn ai đó, tôi thường cho họ thứ gì đó ngon trước. Để tôi nói anh biết. Ngồi xuống. Một, hai tuần trước tôi đã hỏi anh: “Chúng tôi đã gửi tiền cho anh chưa?” Đúng không? (Dạ đúng.) Còn nhiều hơn (số tiền) mà anh đã yêu cầu. Đúng không? (Dạ…) Hay là chỉ đúng số tiền? (Dạ, Ngài đã gửi.) Chúng tôi có gửi nhiều hơn số tiền anh yêu cầu không? (Dạ có.) Nhiều hơn chi phí hiện tại của chúng ta. Đúng không? (Dạ đúng.) Được. Bởi vì tôi muốn anh trả tiền cho ban làm việc. (Con đã cố trả tiền cho anh ấy, nhưng anh ấy nói rằng anh ấy không muốn nhận.) Thật sao? Hôm qua tôi nói tôi sẽ trả cho anh ấy. (Dạ hiểu.) Họ phải được trả tiền. (Dạ.) Chúng ta phải trả tiền cho người ta khi họ làm việc cho mình. (Dạ con biết.) Và khi tôi hỏi anh, anh nói: “Đã trả tiền hết rồi! Đã trả tiền hết rồi!” Thành ra tôi đã không nghĩ gì về chuyện đó nữa. Đến hôm qua tôi mới phát hiện bởi vì…

(Con đã cố đưa tiền cho anh ấy, nhưng anh ấy nói… Lần trước khi con cố trả tiền, anh ấy cũng không nhận.) Có thật không? (Dạ thật.) Anh ấy có phải là người đã làm việc khoảng mười ngày gì đó không? (Dạ, anh đó...) Người làm hầu hết công việc? (Dạ đúng, người dẫn đầu.) Hôm qua tôi nói rằng tôi sẽ trả tiền cho anh ấy. Anh ấy không nói gì cả. (Dạ được.) Được à? Nếu tôi không hỏi, tôi sẽ mắc nợ anh ấy! Họ có thân thể. Họ có vợ chồng, con cái. Họ phải kiếm sống. Đến đây làm việc 14, 15 ngày nghĩa là họ đã không làm việc gì bên ngoài. Vậy thì tiền sẽ đến từ đâu? Anh không thể làm như vậy. (Dạ con hiểu.) Bất cứ điều gì tôi bảo anh làm, anh cứ làm. Anh không thể chỉ nói chuyện với anh ấy, rồi không trả tiền cho anh ấy chỉ vì anh ấy không nhận. Hiểu không?

Dĩ nhiên, mọi người đến đây làm việc cho tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện trả công. Không ai nghĩ như vậy – đến đây làm việc và nghĩ: “Ồ, mình đến làm việc cho Sư Phụ để kiếm tiền”. Không! Không ai nghĩ như thế. Nhưng chúng ta phải nghĩ cho anh ấy. Anh ấy có gia đình và nhà cửa. Nhà của anh ấy cần được bảo trì. Xe của anh ấy cần xăng, và các khoản thuế cần phải trả. Và con cái đi học cũng tốn kém nữa. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Dù anh ấy độc thân, vẫn rất… Vẫn tốn rất nhiều tiền để chăm sóc bản thân. Anh ấy phải ăn và nấu ăn. Cần điện, nước để nấu ăn. Cần quần áo cho mùa đông lạnh giá. Cần máy điều hòa không khí, sưởi ấm, gas, v.v. Không gì trong số đó là miễn phí. Anh nên cố gắng hết sức để hiểu một cách rõ ràng. Chính anh cũng có một công việc để làm. Dĩ nhiên anh ấy không muốn nhận. Hoặc có thể anh ấy quá ngại. Nhưng vẫn không thể làm như thế. Cứ nói Sư Phụ nói như vậy, thì anh ấy không dám từ chối. Lần sau đừng làm vậy nữa. Hiểu không? (Dạ hiểu.)

Dù anh cố trả tiền cho anh ấy mà anh ấy không nhận, anh vẫn phải báo cáo với tôi. Khi tôi hỏi anh, anh nói: “Đã trả hết rồi”. Tôi không cần phải lo lắng. Tôi đã tin tưởng anh. Tôi đã yêu cầu họ chuyển tiền cho anh, để anh có thể giúp tôi giải quyết những vấn đề này. Tôi không thể dành cả ngày để yêu cầu người này, người kia trả tiền. Tôi không biết ai là ai. Thành ra tôi tin cậy vào anh. Anh không thể như vậy, làm những chuyện như thế sau lưng tôi mà không cho tôi biết. (Dạ con biết. Con biết rồi ạ. Từ giờ trở đi, nếu họ không nhận, con vẫn sẽ khăng khăng trả tiền cho họ.) Khi tôi hỏi, lẽ ra anh nên nói: “Con đã trả tiền cho mọi người ngoại trừ một người. Anh ấy không chịu nhận”. Lẽ ra anh nên nói với tôi như vậy. Nhưng anh lại nói: “Đã trả tiền hết rồi. Đã trả tiền hết rồi”. Cái đó không giống nhau. Tất cả họ đều như vậy. Mọi người đều rộng lượng và ủng hộ Sư Phụ, nhưng tôi không thể nhận như thế. Hiểu không? (Dạ con hiểu.) Nếu tôi không có tiền, dĩ nhiên tôi sẽ nhận. Nhưng bản thân tôi có tiền. Anh ấy làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Làm sao tôi có thể làm cho anh ấy cảm thấy ngại ngùng như vậy?

Là liên lạc viên, anh cần phải công bằng hơn. Còn không tôi sẽ tin cậy người khác với việc này thay vì tin anh. Tôi nói với anh lần cuối cùng. (Dạ.) Nếu anh làm khác với những gì tôi đã bảo anh, sau lưng tôi, thì đó là sai. Là không đúng. (Dạ, con hiểu.) Ba người cũng không đúng. Nhưng tôi sẽ tha thứ cho anh lần này. Từ nay về sau không được như vậy nữa. Bảo anh làm gì thì làm đúng y như vậy. Hiểu không? Như thế sẽ giúp tôi tránh được rất nhiều rắc rối và không lãng phí năng lượng chỉ vì vài ngàn đô la. Cũng sẽ tránh được những tình huống mà có thể anh ấy hầu như không đủ sống, nhưng quá ngại để nói bất cứ điều gì, và hoặc khi anh ấy không thể mua được thứ mà vợ anh ấy muốn. Có lẽ vì làm việc 14, 15 ngày ở đây nên anh ấy không thể kiếm thêm tiền để mua thêm thứ gì đó cho vợ con. Mình không bao giờ biết gia cảnh của người khác. Và khi không biết, thì bất kể anh ấy có tiền hay không, chúng ta cứ trả tiền cho bất kỳ ai đến làm việc cho chúng ta vì chúng ta đã yêu cầu họ đến làm. Nếu anh ấy có tiền, đó là việc của anh ấy. Hiểu hay không? (Dạ hiểu.) Ít ra chúng ta không cần phải lo lắng, biết rằng chúng ta đã không lợi dụng anh ấy, để gia đình anh ấy phải thiếu thốn gì đó.

Tất cả đệ tử đều miễn cưỡng nhận tiền từ Sư Phụ của họ. Vì vậy, tôi nhờ anh [trả tiền] sẽ tiện hơn. Như vậy họ không cần phải trực tiếp giao tiếp với tôi, vì như vậy còn ngại hơn nữa. Anh chỉ cần âm thầm đưa tiền cho anh ấy. Tôi không cần biết anh ấy là ai. Bây giờ tất cả điều này còn làm cho anh ấy cảm thấy ngại hơn. Có nhiều khía cạnh để xem xét. Không thể chỉ nghĩ đến bản thân. Bây giờ anh biết chứ. Với những người bình thường, kiếm được tiền rất khó. Không phải như… Có phải tất cả quý vị đều là tỷ phú ở đây? (Dạ không.) Người bình thường đều cần kiếm tiền, phải không? Kiếm được tiền không phải dễ. Và vẫn phải tiết kiệm cho những hoàn cảnh như tuổi già và lúc bệnh tật, và cho con cái đi học, để chúng kết hôn, để chúng có con cái, và để chúng làm việc này việc nọ. Ồ! Có rất nhiều thứ phải làm. Sao quý vị lại cười? Tôi nói không đúng sao? (Dạ đúng.) Đúng! May là Sư Phụ của anh rất khoan dung. Nếu không, anh sẽ bị đuổi việc. (Dạ cảm ơn Sư Phụ.) Nói anh biết. Được rồi. Bây giờ anh có thể đi.

Tôi bảo anh làm một danh sách tên những người đã được trả tiền và những người chưa được trả tiền. Đã làm chưa? (Dạ, con làm rồi.) Chỉ có danh sách đó thôi hả? (Chỉ có anh này và anh kia. Phần tiền công còn lại của thợ mộc đã được bao gồm bên trong.) Bao gồm bên trong? Bên trong nào? (Khi anh ấy cầm hóa đơn đến gặp con, con muốn trả tiền công cho anh ấy. Nhưng anh ấy nói rằng mọi thứ đã được tính trong hóa đơn.) Thật sao? (Chỉ người thợ mộc. Chỉ anh ấy. Con muốn trả tiền cho anh, nhưng anh nói: “Tôi không muốn”.) Hiểu, hiểu rồi. Người thợ mộc này ở đâu? Để tôi hỏi lại anh ấy. Anh ấy ở nhà hay ở đây? Anh cần kiểm tra rõ ràng. Cần có một hóa đơn của vật liệu mà anh ấy đã mua. Cái đó bao nhiêu? Nó ghi bao nhiêu tấm ván gỗ với giá bao nhiêu, và bao nhiêu tấm nhựa trong với giá bao nhiêu. Kiểm tra hóa đơn thì anh sẽ biết là anh ấy có tính chi phí nhân công hay không. Cửa hàng hẳn đã đưa cho anh ấy một hóa đơn mà chưa bao gồm chi phí lao động của anh ấy. Cho nên anh phải kiểm tra chi tiết hóa đơn đó. Có đúng không? Hóa đơn? Hóa đơn. (Dạ hóa đơn.) Kiểm tra xem hóa đơn có phải chỉ liệt kê mấy tấm nhựa trong và ván gỗ. Hiểu không? (Dạ con hiểu. Con đã hỏi anh ấy cụ thể. Và anh ấy nói có. Anh ấy nói chi phí lao động đã bao gồm rồi.) Được. (Bởi vì con nói với anh ấy rằng Sư Phụ muốn trả tiền.) Tôi đã nói với anh ấy. (Con đã nói với họ.) Anh ấy nói anh ấy sẽ nhận. Nhưng không biết nữa.

Là liên lạc viên, anh nên lo tất cả những điều này cho tôi, thay vì để tôi lo lắng về nhiều chuyện nhỏ nhặt như vậy. Hiểu không? Tôi không thích lợi dụng người ta, nhất là con cái của tôi. (Dạ hiểu.) Họ có cuộc sống riêng. Tôi biết cuộc sống đã đủ khó khăn rồi. Hôm nay khỏe mạnh; ngày mai có thể ốm đau. Đủ thứ chuyện xảy ra. Chúng ta phải nghĩ cho người khác. Cho dù anh ấy giàu có, anh vẫn phải trả tiền cho anh ấy. Anh cần phải chắc chắn về điều đó. Hiểu không? Nếu chúng ta nợ tiền người khác, thì chỉ cần trả tiền cho họ thôi, bất kể người đó có tiền hay không. Đúng không? Nếu anh ấy giàu thì tốt. Tốt cho anh ấy. Nhưng chúng ta chỉ trả những gì mình nợ anh ấy. Chứ chưa nói tới đồng tu bình thường. Người bình thường không có nhiều tiền như vậy. Hiểu không?

Thành ra tôi không bao giờ nhận tiền của quý vị, và quý vị không cần phải lo lắng. Bởi vì nếu tôi muốn tiền từ quý vị, cho dù quý vị không có tiền, quý vị cũng sẽ đi… cái gì? Đi… (Đi mượn.) Đi gây quỹ hoặc bán tài sản của mình, v.v. Như vậy tôi sẽ mắc nợ người khác. Hiểu không? Không thể làm như thế. Thành ra tôi không muốn bất kỳ sự đóng góp nào. Là một Minh Sư… Nó khác khi là một Minh Sư bởi vì các đệ tử đồng nhất với Ngài. Thật thế, các đệ tử đồng nhất với Ngài. Sau Tâm Ấn là như thế. Vì vậy, kiểu Minh Sư này có được bất cứ gì Ngài muốn. Các đệ tử sẽ không từ chối yêu cầu của Ngài. Cho nên, đó là một chức vị rất nguy hiểm. Hiểu không? Nguy hiểm cho đệ tử. May mắn là tôi đã thành thật và ngay thẳng từ khi còn nhỏ. Không bao giờ thích nhận tiền của người khác. Ồ, tôi sẽ cảm thấy ngại ngùng.

Đã kể quý vị nghe rồi. Trước đây tôi làm việc ở một nơi, rồi có chuyện xảy ra nên tôi rời đi. Tôi đã không nhận tiền. Ông ấy hỏi tôi có muốn tiền không. Tôi nói không, vì tôi quá ngại. Dù đó là tiền công của tôi, nhưng tôi không dám nhận. Hiểu không? Tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi nói: “Không. Tôi không cần”. Và ông ta rời đi. Đã ba ngày tôi không ăn! Sao tôi lại không cần tiền chứ? Lúc đó tôi ở Paris, không có nơi nào để ở. Rồi tôi đi tìm việc làm. Tìm kiếm một cách tuyệt vọng, và cuối cùng làm việc cho… Một nhà hàng thuê tôi rửa bát đĩa v.v. Rửa bát đĩa và lau sàn nhà. Lúc đó, tôi chỉ sống một mình ở đó. Cha mẹ tôi vẫn chưa gửi tiền cho tôi. Ba ngày không ăn gì. Tôi vẫn không… Đã kể quý vị nghe chưa?

Tôi ở đó trông con cho ông ấy. Và cuối cùng ông ấy đã yêu tôi. Tôi cũng thích ông ấy rất nhiều. Khi đó tôi còn trẻ. Tôi thích ông ấy, nhưng ông ấy đã có gia đình. Ông là bác sĩ đã có vợ con. Cho nên tôi bỏ chạy. Tôi rời đi. Vì có chút tình cảm với ông ta nên tôi rất xấu hổ, không dám nhận tiền. Nếu ông ấy thực sự chỉ là ông chủ, và nếu không có gì liên quan đến tình cảm, có lẽ tôi đã nhận. Tôi thực sự ngại, nên chỉ nhanh chóng rời đi. Tôi không muốn ở lại lâu hơn nữa, để lỡ như tình cảm trở nên mạnh mẽ hơn, thì sẽ rất rắc rối. Vì thế, tôi đã chạy như thể chạy trốn. Đó là lý do tôi thậm chí không có một nơi nào để ở. Nếu tiếp tục làm việc ở đó, tôi sẽ có một nơi để sống. Bỗng nhiên tôi bị mất việc và tôi không dám nhận tiền từ ông ấy. Quá ngại. Khi còn trẻ tôi rất ngại. Bây giờ vẫn vậy. Tôi sẽ cảm thấy rất ngại nếu nhận tiền của người khác.

Được rồi. Tôi có nhiều việc phải lo. Hãy giỏi lên và thiền. Được rồi, anh. Tắt đi. Tôi sẽ niệm Năm Hồng Danh cho họ một lúc, rồi tôi đi. Một số người chưa từng nghe tôi niệm, phải không?

Tải ảnh xuống   

Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android