Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ðệ Tử Chân Chính Không Sợ Cũng Không Hy Vọng, Phần 3/4

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Thành ra ngay cả bây giờ, con người vẫn tìm đủ mọi cớ, để không ăn chay, một số người như vậy. Cho nên tôi tưởng chúng ta đã thành công rồi, sau đó lại không. Nghiệp lực mạnh quá kéo họ trở lại. Giống như sóng thủy triều lớn: quý vị đang bơi, sắp tới bờ rồi, mà rồi sóng đến cuốn mình ra khơi trở lại, thế là phải bắt đầu gần như là từ đầu. Dù sao chúng ta cũng đang làm việc. Và hy vọng khi nào khối lượng tới hạn [của việc thuần chay] ổn định, thì có lẽ chúng ta sẽ có kết quả tốt hơn.

Tôi sẽ đi xuống dưới lầu thiền với mấy người dưới đó. Vì quý vị nhìn tôi rồi, tôi sẽ đi để họ nhìn tôi. Hai người thôi hả? Hay còn một số nữa ngồi ngoài vườn? Có người ngồi ngoài vườn? Ồ, vậy hả. (Một số ở trong phòng ạ.) Một số ở trong phòng hả? Ờ, không sao, chỗ nào thấy thoải mái là được. Dù sao tôi cũng rất gần. Có điều nếu quý vị ở đây thì dễ thấy tôi hơn, vì họ đã chuẩn bị mọi thứ ở đây rồi thì dĩ nhiên tôi đến đây. Tôi mừng là cô tới và mang (Dạ gặp Sư Phụ rất mừng ạ.) kim chi (thuần chay)…

Mừng gặp tôi, tại sao? Cô mới gặp tôi cách đây không lâu mà, phải không? (Dạ con đã gặp Sư Phụ nhiều lần.) Nhiều lần. (Nhưng con không bao giờ, không bao giờ thấy đủ.) Không bao giờ thấy đủ... Tội không. Bây giờ cô làm gì? Nợ nần ra sao? Tính nóng thế nào rồi? (Con đang trải qua rất nhiều chuyện, thưa Sư Phụ, lần này thật khó khăn.) Khó khăn nữa hả? Ðâu bao giờ nghe đời sống cô dễ dàng đâu, từ khi tôi biết cô. Bây giờ có chuyện gì? Bạn trai khác bỏ cô rồi hả, hay có chuyện gì? (Thưa không, kỳ này là về tiền bạc, gia đình con, và hoàn cảnh bất an.) Tiền bạc? Nhưng từ trước đến nay đều vậy mà. Cô mượn tiền hay sao? Không sống trong căn hộ nhỏ hay nhà nhỏ hơn được sao?

(Trước đó con đang khá giả về tài chính, thưa Sư Phụ.) Ờ, rồi sao? (Rồi giữa tháng 11 và tháng 2 năm ngoái, con bị mất một số tiền lớn.) Tại sao? (Vì con không đủ kinh nghiệm, mà lại khởi sự một kinh doanh mới.) Ôi Trời ơi! (Con không đủ kinh nghiệm nên không thấy các dấu hiệu báo trước. Nên con mất rất nhiều tiền.) Ôi Trời ơi! Rồi bây giờ phải bắt đầu lại từ đầu. (Bây giờ con thật sự có rắc rối.) Ôi, tội không! Mất bao nhiêu? (Dạ bảy triệu.) Tiền Mỹ kim hả? (Dạ không, tiền Nam Phi.) Vậy là bao nhiêu Mỹ kim? (Dạ một triệu Mỹ kim.) Một triệu Mỹ kim! Vậy là nhiều lắm, dù có lấy một ông già [nhiều tiền]. Một triệu [Mỹ kim] mua được nhiều lắm. Có thể mua được một phần khách sạn này. Tôi rất tiếc.

Sao lại khởi sự [kinh doanh] lớn như thế? (Con không biết, Sư Phụ. Con đang khấm khá lắm. Rất là khấm khá, rồi sau đó...) Tại sao phải khởi sự kinh doanh mới làm chi? (Vì con làm địa ốc 18 năm rồi, nên thấy chán. Con không muốn làm nữa, không thấy hứng thú nữa.) Ôi Trời ơi! Ðời vốn chán mà, cô không biết sao? Chán vẫn còn đỡ hơn là mất một triệu đô la. Chao ôi. Ðừng lo, có khi tôi cũng mất. Không phải vì tôi không biết làm kinh doanh, mà đôi khi thế gian lấy của mình. (Dạ.) Bất cứ cớ gì. Tôi nói thôi kệ. Mất tiền còn đỡ hơn mất mạng. Tiền mình còn kiếm lại được, chứ tôi mà ra đi, quý vị không gặp được tôi nữa, (Dạ chính xác. Dạ đúng ạ.) Lúc đó quý vị sẽ khóc. Tiền đi nhiều khi tốt hơn mạng sống đi. Âu Lạc [Việt Nam] có câu: “Của đi thay người”. Có lẽ mạng cô đáng giá một triệu đô. Biết đâu đó? Cô đắt lắm đó. Cô đắt tiền lắm đó. (Dạ.) Càng ngày càng đắt tiền. Lần đầu tôi nghe cô nói có vài trăm ngàn thôi, mà bây giờ lên tới một triệu rồi.

(Nhưng thế mới là kỳ, thưa Sư Phụ. Lần trước khi Sư Phụ hỏi con về tiền bạc mà lúc đó con đang mất tiền với hãng bảo hiểm, đó là hồi năm ’97. Sau đó Sư Phụ thật sự giúp con rất nhiều để trở nên giàu có. Và khi con giàu có rồi...) Quên không cẩn thận hay sao? (Dạ, con không biết có phải đó cũng là cái nghiệp, vì con có một trận cãi nhau dữ dội với anh của con.) Có cái gì? Cãi nhau. (Dạ.) Có tiền thành cãi nhau dữ dội, phải vậy không? (Con có rất nhiều tiền và mọi việc rất là tốt đẹp, rồi một ngày nọ sau khi đi Formosa [Ðài Loan] về, con ngẫu hứng cho anh con vào làm kinh doanh với con để khuyến khích anh ấy. Cuối cùng chúng con cãi nhau kịch liệt, không biết có phải là do nghiệp chướng từ việc cãi nhau đó mà thật sự làm cho con mất hết số tiền đó hay không.) Chắc không phải đâu. (Hay là tại con thiếu tập trung.) À, có thể số tiền đó không thuộc về cô. Hoặc có thể nó đi để cho cô còn đây. (Dạ.) Ai biết được? Lúc nào mình cũng có thể bắt đầu lại mà.

Tôi đã kể quý vị nghe câu chuyện về một người triệu phú mất rất nhiều tiền, rồi sau đó hai vợ chồng ông không tắm mà lau người suốt ba năm, rồi ông mua một tiệm làm bánh, và về sau, ông vẫn tiếp tục không tắm mà lau người mấy năm nữa, phía sau tiệm của họ, để dành tiền bằng cách không mua xe, thậm chí không đi xe buýt, tiết kiệm đủ thứ. Ăn đồ nguội với nhau đằng sau cửa tiệm của họ ba, bốn năm như vậy. (Dạ.) Sau đó mua một tiệm bánh nữa, rồi một tiệm bánh nữa, rồi thành triệu phú trở lại. Chỉ tiệm bánh thôi đó, vì họ làm việc chăm chỉ. Kiếm được bao nhiêu, họ dành dụm bấy nhiêu. Chuyện là vậy đó. Một đồng để dành là một đồng kiếm được. còn không bị thuế nữa.

Mà này. Chao ôi, số tiền đó nhiều quá ha. Nghe nói mà tôi rất lấy làm buồn. Vậy mà cô vẫn đến đây? (Dạ.) Cô lấy tiền ở đâu ra vậy? (Con “trộm” ạ.) Cô đeo thiên trang rủng rỉnh thế kia giống như... (Ðó là lúc con còn giàu, có thể mua thiên trang Sư Phụ thiết kế.) Ờ, thôi giữ đó làm kỷ niệm, để nhớ thời giàu có. (Dạ. Có điều, thưa Sư Phụ, đầu óc nó cứ...) Ðánh lừa mình. (…đánh lừa mình, làm mình thật sự nghĩ rằng đẳng cấp mình rớt xuống quá thấp, rồi mình bị Trời phạt. Rồi mình có những tư tưởng thật sự bi quan, con nghĩ cái đó mới là thật sự khó ra khỏi. Không phải là việc mất tiền, mà là mình phải buông sự phủ định. Mình phải lạc quan hơn đối với chính mình, đó mới thật sự là khó. Dĩ nhiên, khi Sư Phụ mới cho chúng con biết về vấn đề hâm nóng toàn cầu, thì cái đó gây sốc hơn tất cả những cái khác. Nhưng bây giờ về chuyện hâm nóng toàn cầu, thì con đỡ nhiều rồi, nhờ Ân Điển của Sư Phụ. Ý con là con đang ráng vượt qua tình trạng tài chính của con, chỉ là con phải phấn đấu với đầu óc của con.) Đó là hâm nóng toàn cầu khác tại nhà. (Dạ.) Mức độ cá nhân. (Dạ.)

Nói quý vị hay. Chúng ta không sợ, sao cũng được. Nhưng tôi cho quý vị đến mau mau, để lỡ quý vị có sợ gì thì cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Chúng ta luân phiên. Mọi người tới và thấy mọi sự không sao hết, cảm thấy được an ủi hơn và bình tĩnh hơn. Há? Cô muốn nói gì hả? (Thưa không, Sư Phụ, con chỉ muốn hỏi tình trạng hâm nóng toàn cầu bây giờ thế nào rồi? Sư Phụ có tin gì mới cho chúng con biết không?) Tin gì? Có hâm nóng thêm hay không, phải không? (Chúng ta thắng chưa ạ? Có thêm bao nhiêu người ăn chay (thuần chay) nữa?) Không biết, cưng ơi. Dạo này tôi không nhìn. Nhưng có lần tưởng đã thành công rồi, hồi mới ra những tờ thông tin SOS đó. Có khoảng 1/5 số người, nhưng sau đó họ rớt trở lại. Bởi vì mọi người khác nói ngược lại với mình; ngược với những gì mình nói. Dù sao con người lúc nào cũng có cái cớ để nói. Ngay cả khi đã được chứng minh, thí dụ như thuốc lá có hại cho con người, mà họ vẫn ráng chứng minh ngược lại. Ðại khái vậy. Dù khoa học đã nói rồi mà họ vẫn ráng bịa đặt từ đâu không.

Thành ra ngay cả bây giờ, con người vẫn tìm đủ mọi cớ, để không ăn chay, một số người như vậy. Cho nên tôi tưởng chúng ta đã thành công rồi, sau đó lại không. Nghiệp lực mạnh quá kéo họ trở lại. Giống như sóng thủy triều lớn: quý vị đang bơi, sắp tới bờ rồi, mà rồi sóng đến cuốn mình ra khơi trở lại, thế là phải bắt đầu gần như là từ đầu. Dù sao chúng ta cũng đang làm việc. Và hy vọng khi nào khối lượng tới hạn [của việc thuần chay] ổn định, thì có lẽ chúng ta sẽ có kết quả tốt hơn. Tôi chán nói và rồi nó lại rơi xuống trở lại. Nhưng bây giờ chắc cũng hơi vững một chút rồi. Có điều mình chưa đạt đến khối lượng tới hạn đó. Cần thời gian mới biết được nó vững vàng chưa. Hiểu ý tôi không?

Ðôi khi, người ta đến nghe tôi thuyết pháp rồi họ ăn thuần chay liền. Thậm chí còn thọ pháp nữa và tiếp tục ăn thuần chay, ngay cả một thời gian. Sau đó bạn bè, gia đình, kinh doanh, du lịch, những sự bất tiện, hay những thói quen cũ giáng lên người họ trở lại và rồi một số họ thất bại. Nhớ không? Quý vị biết hay không biết? (Dạ biết.) (Chúng con cũng có kinh nghiệm đó.) Quý vị có kinh nghiệm đó, ờ, dĩ nhiên. Rồi có lẽ một thời gian sau, họ quay trở lại. Không phải chỉ có đoàn thể chúng ta. Nhiều người ngoài kia cũng vậy, họ theo truyền thống nào đó khác; chuyển sang ăn thuần chay, nhưng sau đó rớt trở lại. Rồi sau khi họ xem Truyền Hình Vô Thượng Sư nói về vấn đề khẩn cấp (SOS), và cũng nói về lối ăn thuần chay, những hậu quả của việc hâm nóng toàn cầu, và sức khỏe con người. Bây giờ chúng ta có đủ thứ... tôi bảo họ thu thập đủ thứ bằng chứng từ một số nhà khoa học, từ bác sĩ này nọ. Khi họ đọc thấy như vậy, rồi nghe mình nói về lối dinh dưỡng thuần chay nữa, thì họ sẽ ăn thuần chay trở lại mấy năm sau đó.

Thậm chí tôi gặp một người ở Monaco, khi gặp quý vị kỳ rồi. Không, không phải quý vị. Chắc là gặp mấy người châu Âu. Chúng tôi có nhóm cộng tu nhỏ ở Monaco, nhưng không được lâu. Cũng không có vấn đề chi, chỉ là tôi không muốn họ tới kiểm tra hộ chiếu của mọi người rồi nói thế này, thế kia, thế nọ. Tệ hại, tệ hại. Thôi kệ. Tôi chỉ kể quý vị nghe tôi đã gặp một người ở đó. Bà ấy đến từ Canada. Bà ấy nói 5 năm trước bà đã ăn chay được một thời gian lâu, nhưng bây giờ không ăn nữa. Hiểu không? Ăn chay nhiều năm, lâu năm rồi. Nhưng tôi chắc bây giờ bà đã đổi vì tôi nói với bà: “Tốt hơn là bà nên đổi. Tốt hơn là bà nên ăn chay (thuần chay) lại đi”. Chắc thế nào bà cũng làm.

Nhưng vấn đề là con người không thể không sai lầm. Ðôi khi họ đổi. Tùy họ mạnh hay là không, trong tâm trí, trong ý lực của họ, hoặc họ có bạn bè tốt hay không. Nếu họ làm bạn với quý vị; đi cộng tu mỗi cuối tuần... Bởi vậy tôi mới bảo quý vị làm ơn đi cộng tu. Và quý vị có nhau. Cùng nhau như vầy đây. Khó mà bẻ được. Hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Dù chỉ có 3 hoặc 2 cây thôi cũng khó mà bẻ gãy được. Nhưng nếu một. (Ôi!) Thấy chưa? Dễ ợt. Miếng gỗ nhỏ thôi, không phải võ karatê đâu. Đừng lo. Tôi không dùng với quý vị đâu. Chỉ khi nào cần thì tôi mới bẻ ngã chấp của quý vị thôi. Hiểu không? (Dạ hiểu.)

Cho nên, nếu người ta sa ngã, có lẽ vì họ chỉ có một mình. Một mình và không có người nâng đỡ, không có lực lượng hỗ trợ của nhóm. Và họ phải đi ra ngoài, giao tiếp với đời, mà đa số [ngoài kia] là người ăn thịt (người-thân-động vật). Rồi dần dần, từng chút một, từng miếng một, thế là họ ngả lại thói quen ăn thịt người-thân-động vật. Tôi thấy họ thật đáng thương. Bởi vậy tôi mới bảo quý vị “Đi cộng tu”. Cùng nhau quý vị sẽ mạnh hơn. Quý vị thấy đó, bức tường xây bằng nhiều viên gạch. Nếu một viên thôi thì nó sẽ không vững chắc như vậy. (Dạ vâng.) Thành ra, cộng tu quan trọng cho tới khi quý vị mạnh, lúc đó quý vị sẽ không dao động. Ði đâu cũng không sao nữa. Nhưng khi quý vị là cái cây nhỏ như vầy, thì ai cũng có thể làm hại quý vị được. Còn khi quý vị lớn lên thành cổ thụ rồi thì khó mà chặt xuống. Ngày nay người ta còn bảo vệ những cây đó. Cho nên mọc lớn như vậy rồi, thì mình sẽ được bảo vệ. Ai biết được?

Ngày nào đó chúng ta sẽ được bảo vệ. Tôi muốn sống tới ngày đó để thấy tất cả những người tu pháp Quán Âm, không phải chỉ ở Ấn Ðộ, mà khắp nơi trên thế giới. Bên Ấn Ðộ, quý vị vẫn muốn tu gì thì tu. Ở đó thuận tiện lắm. Mọi người để yên mọi người. Chỉ ở Kashmir có chút vấn đề chỗ này chỗ kia. Chỉ là về đất đai, lợi lộc và cuồng tín. Nếu không, ở Ấn Ðộ đa phần quý vị vẫn được tự do đi lại, mặc áo tu hành nào cũng được, theo tín ngưỡng gì cũng được, không thành vấn đề. Nhưng ý tôi là, nếu chúng ta không tu hành ở Ấn Ðộ, thì tôi hy vọng được thấy ngày chúng ta có thể hãnh diện đi lại và nói rằng “Tôi tu pháp Quán Âm”. Và người ta còn bảo vệ mình nữa, thay vì gây rắc rối. Biết đâu đó hả? Một ngày nào đó.

Còn than thở gì nữa không, [như] làm ăn thất bại? (Còn nữa, con có thể có…) Tiếng Anh. Ngày mai tiếng Ðại Hàn, chịu không? Bởi vì thông dịch... Người Ðại Hàn nói dài thoòng, thông dịch dài thoòng. Ngày mai viết xuống tất cả những câu hỏi. Ngày mai hoặc tối nay, quý vị viết xuống tất cả câu hỏi, dịch sang tiếng Anh, đưa cho văn phòng. Rồi chúng ta hỏi từng câu một. Khi viết xuống, quý vị trình bày rõ ràng hơn, chứ không có nói dài nguyên quyển sách.

Nói đi. (Thưa Sư Phụ, gần đây có một thời gian con ở châu Phi quay phim cho Truyền Hình [Vô Thượng Sư], và quốc gia cuối cùng mà con đến là Gabon và có chuyện xảy ra mà con cảm thấy không ổn lắm, và con không biết phải làm sao. Chúng con đến đó, một anh đồng tu đi với con, anh ấy biết mấy người ở đó, anh lo xe cộ và tất cả những thứ cần thiết để đi chỗ này chỗ nọ. Mới đầu con cảm thấy không dễ chịu lắm, nhưng cuối cùng cứ đi đại, con nghĩ, không...) Ừ, hiểu. (Cứ đi đại! Cuối cùng mới biết mấy người cho chúng con mượn xe và làm đủ thứ cho chúng con, họ là chủ một công ty cây rừng. Họ đốn cây.) Ôi Trời ơi! (Và…) Vậy là mình đi với những người đối nghịch. (Dạ.)

Nhưng cô có thể chuyển đổi họ. Ít nhất cũng bảo họ đừng làm nữa. (Họ nói tiếng Hoa, và chúng con đã đi trọn chuyến đi như vậy, rồi cuối cùng con cảm thấy bệnh thật, và con biết lý do. Nhưng không biết làm sao sửa đổi tình hình. Con có khoảng 200 đô, và con đưa cho anh này bảo đưa cho mấy người đó và nói trả tiền giùm con, tiền xe đủ thứ. Nhưng con vẫn cảm thấy như mình đang kéo cái thùng nghiệp chướng hay sao đó. Không biết có phải đó là đầu óc con hay là...) À, không đâu, ít ra cô bảo họ, “Đừng làm vậy”. Ít ra cô cũng ở đó để chuyển đổi họ, thay đổi họ. Không phải ai sinh ra cũng là thánh. (Dạ.) Ngay cả thánh nhân sinh ra nhiều khi cũng bị môi trường ảnh hưởng. Cô phải biết ở châu Phi, đất nước nghèo mà; khó kiếm việc. Chặt cây còn chưa khủng khiếp bằng chặt người-thân-chó, chặt đủ thứ. Hiểu không? Họ làm đủ thứ chuyện ở đời này, nhiều khi cho vui nữa. Ði săn, chặt đầu kẻ khác, cho vui thôi, giết người-thân-vịt hay mấy sinh vật đáng thương bất lực mà gọi đó là trò thể thao “nam tính”.

Thành ra đừng có trách mấy người đó. Lẽ ra cô phải nói chuyện với họ, bảo họ: “Này, tôi biết...” Nhiệm vụ của cô đến đó là để thay đổi họ, chứ không phải để họ làm cô khó chịu như thế. (Con nghĩ anh đồng tu kia đã nói với họ điều đó vì họ nói tiếng Hoa. Họ đến từ Trung Quốc hay nơi nào đó.) Ờ, hiểu. (Nhưng không biết sao, con không thấy ổn cho lắm.) À, lẽ ra cô phải nói chuyện với họ. Cả thế giới này chẳng có chỗ nào là ổn. Chỗ nào cô thấy “ổn” đâu? Nói tôi nghe. (Nơi nào cũng có chỗ ổn, chỗ không.) Ngoại trừ trong đoàn thể chúng ta và trong những đoàn thể tu hành khác, còn chỗ nào ổn đâu? Chỗ nào người ta chưa câu thông với Thượng Ðế là chỗ đó chưa ổn, dù bên ngoài trông thấy ổn.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/4)
1
2023-10-04
4847 Lượt Xem
2
2023-10-05
3522 Lượt Xem
3
2023-10-06
3348 Lượt Xem
4
2023-10-07
3091 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android